Lời giới thiệu

Viện nghiên cứu Đông Á - Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Viện) có tiền thân là Trung tâm Giao lưu nghiên cứu và Hợp tác KHXH Việt Nam - Nhật Bản trực thuộc Viện KHXH Việt Nam được thành lập vào tháng 3/2009, được đổi tên thành Trung tâm Giao lưu nghiên cứu và Hợp tác về nhân lực KHXH Việt Nam - Đông Á  trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam vào tháng 6/2016, và hiện nay là Viện nghiên cứu Đông Á - Thái Bình Dương trực thuộc Học viện Khoa học & Giáo dục Việt Nam.

Trải qua hơn10 năm xây dựng và phhát triển, Viện đã có những đóng góp tích cực cho công tác hợp tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, góp phần tăng cường quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia và VLT trong khu vực. Các thành tích nổi bật của Viện trong hơn 10 năm qua được biểu hiện trên một số lĩnh vực hoạt động cụ thể như sau:

+ Về hợp tác nghiên cứu:

Trong hơn 10 năm qua, Viện đã xây dựng quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu của một số quốc gia ở Đông Á trong việc hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật như: Đại học Kagoshima, Đại học Senshu, Đại học Ibaraki, Học viện GORES (Nhật Bản); Đại học quốc tế Thái Bình Dương (Nhật Bản và Newzealand); Trung tâm Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học tổng hợp quốc gia Australia; Tổ chức nghiên cứu Khoa học và công nghiệp quốc gia Australia (CSIRO); Học viện Stanfort Singapore….;

Viện đã thực hiện thành công một số dự án hợp tác nghiên cứu với Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản quốc tế tại Kyoto và Viện nghiên cứu thống nhất quốc gia Hàn Quốc. Viện cũng đang triển khai dự án nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam với Viện nghiên cứu ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu của Đại học Ibaraki – Nhật Bản; Dự án về đánh giá dự báo nhu cầu năng lượng hóa thạch của Việt Nam đến năm 2050 với Trung tâm Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học tổng hợp quốc gia Australia.

+ Về giao lưu nghiên cứu:

Trong hơn 10 năm qua, Viện đã tiến hành hàng chục lượt các chuyến thăm, khảo sát nghiên cứu, trao đổi hợp tác, hoặc tham dự hội thảo tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Campuchia và Singapore... 

Viện cũng đã tổ chức đón nhận hàng chục lượt đoàn các giáo sư, các nhà nghiên cứu, sinh viên Nhật Bản sang Việt Nam nghiên cứu và tìm hiểu thực tế; trong đó đặc biệt là hàng năm đều đón ít nhất một đoàn các giáo sư và sinh viên đến từ Đại học Kagoshima – Nhật Bản trong khuôn khổ hoạt động của Văn phòng Inamori tại Việt Nam.

Về tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, hội nghị, hội thảo khoa học:

Viện đã tổ chức thành công một số hội thảo khoa học quốc tế như Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu Nhật Bản ở Đông Nam Á do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation tài trợ) năm 2011; Tọa đàm khoa học “GORES - Hội thoại tiếng Nhật chuẩn: Giáo trình Gores Nihongo Suisui với công nghệ 4.0” với sự hợp tác của Học viện Gores Nhật Bảntại Hà Nội vào ngày 13/11/2018; Hội thảo khoa học: “Triết lý kinh doanh Inamori và triển vọng hợp tác giữa Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Học viện Inamori” tại Hà Nội ngày 23/8/2019; Chương trình tìm hiểu đất nước và con người Hàn Quốc dành cho giáo viên THPT Việt Nam, tại thành phố Đà Lạt từ ngày 23-25/10/2020.

 Viện đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản cho hàng trăm nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên Việt Nam;

Viện cũng đã tổ chức một số khóa học tiếng Anh siêu tốc (về đọc hiểu và dịch thuật) phục vụ công tác nghiên cứu và học tập của cán bộ, học sinh, sinh viên Việt Nam.

 Về hợp tác nhân lực:

Viện đã hợp tác với rất nhiều trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường tiếng tại Nhật Bản trong việc giới thiệu sinh viên, học sinh sang du học tại Nhật Bản. Trong hơn 10 năm qua Viện đã tư vấn và giới thiệu hàng trăm lượt các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên Việt Nam sang học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản. Các đối tác Nhật Bản đã nhận khá nhiều sinh viên, học sinh do Trung tâm giới thiệu có thể kể đến như: Đại học Kagoshima; Trường Nhật ngữ Kuyshu; Trường cao đẳng kinh doanh quốc tế Tokyo; Trường cao đẳng quản trị kinh doanh Tokyo thuộc Tập đoàn Giáo dục Soshi; Học viện Bách khoa Himeji; và Tập đoàn y tế và chăm sóc sức khỏe Aoyama (Osaka). Rất nhiều du học sinh do Trung tâm giới thiệu, sau khi hoàn thành chương trình học tập tại Nhật Bản trở về, đã trở thành những doanh nhân thành đạt, hoặc những người quản lý có năng lực chuyên môn và ngoại ngữ trong các cơ quan chính phủ, hoặc các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam.

 Một số đối tác chính của Viện:

  1. Học viện Inamori, Đại học Kagoshima, Nhật Bản
  2. Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản quốc tế tại Kyoto (Nichibunken)
  3. Tập đoàn Giáo dục Soshi – Nhật Bản, với hàng chục trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên khắp nước Nhật
  4. Tập đoàn Y tế và Chăm sóc sức khỏe Aoyama, Osaka, Nhật Bản
  5. Trường Nhật ngữ quốc tế Tokyo (WTJLS)
  6. Học viện Bách khoa Himeji (JEC), Nhật Bản
  7. Trường cao đẳng kinh doanh Okayama (OBC), Nhật Bản
  8. Trường Nhật ngữ Loop, Osaka, Nhật Bản
  9. Trường Nhật ngữ Kyushu (KLS), Nhật Bản
  10. Trường Nhật ngữ NILS, Fukuoka, Nhật Bản
  11. Trường Nhật ngữ Active Japanese Language School, Chiba, Nhật Bản
  12. Trường đại học So Gang, Seoul, Hàn Quốc
  13. Trường đại học nữ Ehwa, Seoul, Hàn Quốc
  14. Trường đại học Fortune (Fortune University), Cao Hùng, Đài Loan.
  15. Học viện Stanfort Singapore.

 Tiếp nối những thành tựu đã đạt được trong hơn 10 năm qua, Viện tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác đã có; đồng thời đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến các đối tác khác trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

 

Lượt truy cập

Hôm nay 0

Hôm qua 2

Tuần này 4

Tháng này 12

Tất cả 258837

Go to top