Kinh tế Nhật Bản 2017: Một số đặc điểm nổi bật, triển vọng và tác động

 

Trần Ngọc Nhật*

Tóm tắt:

          Từ khóa: Nhật Bản, Kinh tế, Chính sách, Đánh giá, Triển vọng, Tác động.

Janapan, economic, policy,  assess, prospects, impact.

        

Năm 2017, nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vừa phải. Xuất khẩu tăng, nhờ sự hồi phục trong thương mại quốc tế kể từ giữa năm 2016, đã góp phần thu hút đầu tư kinh doanh. Đầu tư nhà ở cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh lãi suất cực thấp. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động ngày càng gia tăng do dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tụt giảm dẫn đến việc duy trì tăng trưởng việc làm gặp nhiều khó khăn vẫn còn là một thách thức lớn đối với Nhật Bản[1]. Chính sách Abenomics giai đoạn 1 của Thủ tướng Shinzo Abe với 3 mũi tên (kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ, và cải cách cơ cấu) đã tỏ ra có hiệu quả với hai mũi tên đầu còn mũi tên thứ ba vẫn chưa phát huy tác dụng. Abenomics giai đoạn 2 được đưa ra năm 2015 với 3 mũi tên mới (nền kinh tế mạnh, hỗ trợ các gia đình và trẻ em, và an sinh xã hội) đã bước đầu phát huy tác dụng trong hai năm qua với biểu hiện rõ nhất là sự cải thiện trong tốc độ tăng trưởng GDP và xuất khẩu; và đặc biệt là uy tín chính trị của Thủ tướng Shinzo Abe ngày càng được củng cố với việc liên minh đảng cầm quyền của ông đã thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội vào cuối năm 2017 và ông đã được bầu lại làm Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ thứ 3. Bài viết này sẽ tập trung phân tích một số đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản năm 2017, đánh giá triển vọng kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới và những tác động đến khu vực và Việt Nam.

 

* Th.S. Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]  Abenomics and the Japanese Economy, 10/2/2017, https://www.cfr.org/backgrounder/abenomics-and-japanese-economy

Tải xuống tệp đính kèm:

Lượt truy cập

Hôm nay 25

Hôm qua 8

Tuần này 120

Tháng này 626

Tất cả 264108

Go to top